Vải muslin là một chất liệu không còn xa lạ với những cô nàng bỉm sữa. Bởi hầu hết các trang phục của trẻ sơ sinh đều làm từ chất liệu này. Muslin là một loại vải đa dạng và linh hoạt, được ưa chuộng không chỉ vì tính thoáng khí và mềm mại của nó mà còn vì khả năng sử dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Hãy cùng Công ty TNHH Nam Hải tìm hiểu về đặc tính nổi bật của vải muslin là gì? Nguồn gốc, thành phần và ứng dụng của chất liệu vải này trong bài viết dưới đây nhé!
Vải Muslin là gì?
Muslin ( Mousseline ) là loại vải dệt trơn với thành phần nguyên liệu dệt chính từ sợi cotton. Ở Việt Nam, vải Muslin còn được gọi với nhiều cái tên khác như là vải xô hay vải màn.
Do được dệt từ những sợi bông tốt nhất cùng với nhiều lớp mềm nên vải Muslin có đặc tính rất mềm, nhẹ và thoáng khí.
Vải muslin có độ mỏng gần như có thể nhìn xuyên thấu cùng trọng lượng nhẹ nhưng cầm trên tay vải rất dày dặn và có độ nhún, tạo nên được những nếp gấp đặc trưng của vải.
Nguồn gốc của chất vải muslin?
Vải Muslin sớm nhất được biết đến với tên là Mulmul hoặc Malmal. Đây là loại vải được dệt hoàn toàn từ sợi bông bằng phương pháp thủ công. Sợi bông để dệt vải Muslin được trồng nhiều dọc theo bờ sông của Brahmaputra. Sau đó những người thợ tại địa phương Puti Karpas đã lựa chọn kỹ lưỡng và tỉ mỉ những sợi bông tốt nhất để dệt lên tấm vải Muslin.
Vải Muslin được biết đến lần đầu tiên là tại vùng phía đông Ấn Độ cổ đại. Năm 1298 CN, vải Muslin đã được Marco Polo mô tả trong cuốn sách “ Những chuyến du hành “ của mình. Dần dần vải Muslin trở nên phổ biến khắp Châu Á đến Châu Âu với tốc độ nhanh như gió. Đến thế kỷ XVIII loại này đã phổ biến trên toàn thế giới.
Ưu nhược điểm của chất vải muslin
✅ Ưu điểm
Vải Muslin nhanh chóng được ưa chuộng trên toàn thế giới bởi các ưu điểm sau:
- Vải được dệt từ bông tự nhiên nên rất lành tính và an toàn với da nhạy cảm.
- Chất liệu vải mềm, xốp, trọng lượng lại cực nhẹ nên rất được các bà mẹ tin dùng làm vải xô cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Vải mỏng nên tạo được độ thoáng khí, vô cùng mát mẻ vào mùa hè và tạo được cảm giác ấm áp vào mùa thu đông.
- Vải cực kỳ bền, các sợi cotton dệt chặt với nhau nên dày dặn và có độ nhún nhất định.
- Dễ dàng giặt sạch bằng tay và máy.
- Vải có độ thấm hút cao, bề mặt áp dụng kiểu dệt nên thông thoáng và rất nhanh khô.
🚫 Nhược điểm
- So với những loại vải thông thường khác thì loại vải này có bề mặt thô và rất dễ bị nhàu.
- Khi phơi dưới nhiệt độ cao hay ủi thì vải Muslin dễ bị co.
Hướng dẫn phân biệt vải muslin đúng cách và ứng dụng
✔️ Phân biệt theo màu sắc vải muslin
- Vải Muslin trắng: Vải Muslin trắng là loại vải sau khi dệt hoàn thiện sẽ được tẩy qua chất NaOH. Điều này sẽ giúp vải có màu trắng bắt mắt hơn. Tuy vậy, vẫn đảm bảo được độ an toàn với da khi sử dụng. Loại vải này thường được dùng để làm khăn lau cho trẻ em
- Vải Muslin màu: Vải Muslin màu loại vải được nhuộm màu bắt mắt. Chúng thường được dùng để may đồ bảo hộ lao động, quần áo trẻ em và thời trang nữ.
- Vải Muslin in hoa: Đây là loại vải in hoạ tiết bắt mắt. Loại vải này thường được dùng để may quần áo và đồ dùng trẻ em như yếm, khăn,…
✔️ Dựa vào chất lượng của vải muslin
- Vải Muslin sợi bông: Đây là loại vải được sản xuất chủ yếu từ sợi cotton tự nhiên. Do vậy, chúng đảm bảo được độ mềm, mỏng và khả năng thấm hút tối ưu.
- Vải Muslin pha: Đúng như tên gọi, vải muslin pha được sản xuất từ sợi cotton pha với các sợi tự nhiên khác như len, tơ tằm, bông,.. để tạo nên vải muslin đặc trưng.
Ứng dụng vải Muslin trong cuộc sống
Vải muslin sở hữu nhiều đặc tính ưu việt, cũng như vẻ bề ngoài sang trọng, tinh tế. Do vậy, chúng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như:
- May thời trang nữ: Vải Muslin thường được dùng để may váy công sở, đầm dạ hội, áo sơ mi, áo choàng, đồ lót,…
- Thời trang trẻ em: Vải Muslin được ứng dụng để may quần áo bao gồm cả quần áo trẻ sơ sinh và quần áo trẻ em.
- Đồ bảo hộ lao động: Hiện nay, rất nhiều bộ đồ bảo hộ được may từ vải Muslin. Những bộ đồ này được dùng nhiều ở các quốc gia có khí hậu nóng ẩm.
- Thời trang mùa hè: Vải Muslin màu rất được ưa chuộng để may thời trang mùa hè nhờ đặc tính thấm hút mồ hôi tốt.
- Thời trang mùa đông: Vải len Muslin có khả năng giữ ấm cao, giá thành phổ thông nên thường được dùng để may áo, nón, quần áo thời trang mùa đông.
- Ứng dụng trong đời sống hàng ngày: Vải Muslin còn được dùng để sản xuất khăn ăn, khăn trải bàn, rèm cửa.
Xem thêm: Dịch vụ kinh doanh quần áo cũ
Hướng dẫn bảo quản và chăm sóc vải muslin
Nhằm giữ được độ bền và kéo dài tuổi thọ của vải muslin. Người dùng cần bảo quản vải một cách hợp lý. Tham khảo những mẹo nhỏ dưới đây nhé:
- Bạn có thể sử dụng cả 2 hình thức giặt tay và giặt máy khi làm sạch vải.
- Nên giặt vải trong nước có nhiệt độ từ 35 – 40 độ.
- Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa mạnh. Nếu cần thiết, phải pha loãng chúng với nước sạch.
- Phân loại và giặt riêng vải muslin có màu và vải trắng.
- Cần xả sạch hoàn toàn chất tẩy rửa với nước sạch. Hạn chế vò mạnh hoặc xoắn, vắt vải.
- Hãy phơi khô vải một cách tự nhiên ở những nơi khô ráo, thông thoáng.
- Hạn chế ủi vải ở nhiệt độ cao, hay sử dụng bàn ủi hơi nước. Hay ủi vải khi còn ấm.
Lời kết
Qua bài viết này có thể thấy vải muslin là chất liệu vải có nguồn gốc từ thực vật tự nhiên, sở hữu những ưu điểm, ưu việt. Hy vọng những thông tin được cung cấp trong bài viết này sẽ phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về chất liệu này.
Để tìm hiểu thêm về các chất liệu vải cũng như thị trường vải vóc hiện nay, quý khách hàng nên theo dỗi Website của Công ty Thu mua vải Nam Hải thường xuyên. Chúng tôi sẽ cập nhật giá cả, biến động của thị trường vải tồn kho hàng ngày.
Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ thu mua vải cây giá cao Công ty thu mua vải tồn kho giá tốt
Bài viết liên quan: