Vải organza là chất liệu phổ biến trong lĩnh vực thời trang với nhiều ưu điểm nổi bật. Một chất liệu lụa sang trọng, quý phái và được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Dự đoán trong thời gian tới, chất lụa vải organza sẽ trở thành hot trend trong lĩnh vực thiết kế thời trang cao cấp. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu những điều thú vị về loại vải này trong bài viết dưới đây nhé!
Vải Organza là loại vải như thế nào?
Vải organza với chất liệu mềm mỏng, có độ trơn nhẹ, co giãn vừa phải. Thành phần chủ yếu của chất vải là được dệt từ lụa, nhưng với sự tân tiến ngày nay chất vải được cải tiến bằng các sợi như: polyester, nylon,… vải thưa, cứng hơn có thể thấy xuyên thấu bên trong.
Tưởng chừng độ cứng của chất vải sẽ gây cảm giác khó chịu khi mặc, nhưng bạn sẽ không biết rằng cơ bản thành phần vải là từ 70% tơ tằm 30% chất keo làm cho chất vải có được độ phồng, mỏng nhẹ, lên form chuẩn. Không chỉ vậy Organza còn mang tính thẩm mỹ cao và tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng đến khó tin.
Với sợi tơ sống làm nên chất vải, giúp lớp vải có độ phồng nhất định và khi mặc sẽ mang lại cảm giác uy nghiêm khiến nhiều người bị chinh phục. Điều đặc biệt hơn loại vải này không phân biệt hay kén chọn bất cứ lứa tuổi nào hay một thiết kế nào, tất cả đều có thể sở hữu và làm nên vẻ đẹp cho riêng mình. Vì thế vải Organza rất được ưa chuộng và sử dụng.
Nguồn gốc của chất vải Organza
Trước đây, vải organza được sản xuất chủ yếu tại Đông Á, đặc biệt là 2 nước Trung Quốc, Ấn Độ. Đây là hai nước vốn có truyền thống sản xuất vải nói chung và vải lụa nói riêng.
Tơ lụa từ trước đến nay được coi là một loại hàng quý giá, chúng là một phần của lịch sử, giúp hình thành nên con đường tơ lụa xuyên biên giới nổi tiếng và nền móng cho nền thương mại ngày nay.
Hoạt động sản xuất tơ lụa Organza
Sản xuất tơ lụa đã bắt đầu phát triển mạnh ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới trong những năm gần đây, mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ vẫn là những nhà sản xuất và xuất khẩu loại vải này hàng đầu. Lụa vải Organza chủ yếu được sản xuất bởi các nhà sản xuất dệt may ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, dọc theo sông Dương Tử.
Ở vùng Bangalore của Ấn Độ, có một dạng sợi Organza khác, thô hơn và có thể kéo thành vải.
Tuy nhiên, phần lớn sợi organza được bán cho các công ty may mặc lớn tại Trung Quốc, Pakistan, Indonesia. Sau đó được may thành các tấm vải lớn hoặc trang phục và phân phối đến mọi nơi trên thế giới.
Mặt khác, các nhà sản xuất phương Tây sử dụng chất liệu polyester và nylon để sản xuất vải organza để giá vải rẻ hơn. Vải organza là một loại vải tổng hợp phổ biến trên toàn thế giới. Ngày nay, thay vì dùng lụa, tơ sống thì các nước Châu Á cũng chuyển sang sản xuất vải organza bằng polyester và nylon.
Quy trình sản xuất chất vải Organza lụa
Bước 1: Tìm kiếm chuẩn bị nguyên liệu
- Vải organza có thể được làm từ các chất liệu khác nhau như lụa, sợi polyester, nylon,… Do vậy thì người sản xuất phải chuẩn bị nguyên liệu đầu vào khác nhau.
- Nếu là vải lụa thì chuẩn bị sợi tơ tằm. Nếu là polyester, nylon thì phải thực hiện quá trình hoá học để tạo các monomer.
Bước 2: Tạo hình sợi vải
- Sau khi đã tạo thành các sợi hạt nhỏ sẽ tiến hành đun sợi vải trong nhiệt độ cao, khoảng từ 260 – 270 độ C. Sản phẩm sẽ tạo thành dung dịch hơi sền sệt và đặt trong thùng phun sợi và ép qua các lỗ nhỏ với các hình dạng ngũ giác,tam giác và hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông.
- Phụ thuộc vào đặc tính của kích cỡ sợi vải và một độ của ổ phun sẽ tạo thành các loại sợi khác nhau. Tổng chu trình tiến hành kéo sợi sẽ có tác dụng dễ dàng thêm nhiều các chất hoá học khác nhau, giúp bổ sung đặc tính chống tĩnh điện và dễ nhuộm vải organza hơn.
- Sau khi tiến hành kéo căng sợi organza, chất vải sẽ được thay đổi về chiều dài, chiều rộng và đường kính. Đây cũng là những quy trình thực hiện giúp chất liệu vải mềm mại theo đúng ý muốn của các nhà sản xuất. Sợi vải Organza sau khi thực hiện kéo căng sẽ có chiều hướng cuốn vào ống sợi lớn hơn hoặc ở thùng để chuyển biến sang khâu dệt và hình thành vải Organza.
Bước 3: Dệt vải thành phẩm
- Bước cuối cùng đó là dệt vải, vải tơ sống thường được dệt bằng tay nhằm duy trì được tính ổn định về chất liệu cho vải. Dệt bằng máy móc cũng có thể được nhưng theo nhiều sự đánh giá của các chuyên gia cho rằng chúng ít đẹp cũng như chất liệu không tốt được bằng hàng thủ công.
Tính chất đặc biệt của vải Organza
+ Tính chất hoá học
Khả năng thấm hút của vải Organza rất kém, chất vải nhạy cảm khiến cúng rất dễ cháy.
+ Tính chất vật lý
Vải Organza có bề mặt mền, mịn có chút sáng và mờ bóng, chất vải mỏng nhẹ dường như không có cảm giác. Chất vải khá bên nhưng vì là lụa nên độ co giãn không được tốt.
Ưu nhược điểm của vải Organza
Ưu điểm
✅ Độ thoáng khí cao: Do được dệt với mật độ sợi mảnh nên vải organza cực kì thoáng khí. Khí ra nhiều mồ hôi, giúp người dùng không có cảm giác bức bí, bết dính. Đây là một trong những ưu điểm nổi bật của vải. Nhờ có ưu điểm này, vải organza thường được dùng để may những chiếc đầm dạ hội dù dày dặn, giúp người sử dụng không bị khó chịu.
✅ Nhẹ và màu sắc phong phú: Vải rất nhẹ nên vậy thường được may những bộ trang phục cầu kỳ. Vải có nhiều loại màu sắc, và mỗi màu được nhuộm trên vải không chỉ để tạo sự đa dạng mà còn thể hiện sự kì diệu mà chỉ riêng vải organza có. Vải tơ sống có màu nhạt hơn các loại vải khác vì các sợi được dệt thưa hơn. Tuy nhiên, chính vì lý do đó mà khi may các trang phục, sẽ giúp bộ trang phục thêm sang trọng, thu hút ánh nhìn hơn.
✅ Giữ được form ban đầu: Vải không bị co rút sau khi sử dụng và giặt. Điều này đảm bảo rằng quần áo vẫn luôn có kích thước như khi được mua ở cửa hàng.
Nhược điểm
🚫 Giữ nhiệt thấp: Vì vải mỏng nên trong khi may cần phải có lớp lót để người sử dụng không bị phản cảm với người đối diện.
🚫 Dễ trầy xước: Vải Organza sẽ bị xước nếu bị va chạm nhẹ với vật sắc nhọn, làm giảm vẻ quyến rũ của trang phục.
Ứng dụng của chất vải Organza và cách bảo quản
Tuy không quá thông dụng trong cuộc sống hàng ngày, nhưng Organza vẫn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau:
- Rèm cửa: Do đặc tính nhẹ và mềm mại mà mọi người sử dụng chất liệu này để làm rèm cửa, giúp căn phòng thêm tính thẩm mỹ vì chúng cho ánh sáng xuyên qua. Organza cũng được làm màn ngủ chống côn trùng.
- May trang phục: Đây là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của Organza như đầm, váy ngắn dài, váy sang trọng, váy dạ hội đặc biệt nhất là áo dài.
Hướng dẫn bảo quản vải Organza đúng cách
- Chất vải organza có thể được giặt bằng máy, tuy nhiên bạn chọn những chế độ giặt nhẹ nhàng, nhiệt độ không nên cao hơn 40 độ.
- Khi tẩy rửa, bạn nên sử dụng các loại nước giặt có nồng độ chất tẩy thấp.
- Không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
- Nơi bảo quản vải ở những nơi khô ráo, thoáng mát.
Lời Kết
Chất vải lụa Organza là một loại vải làm từ sợi tơ tằm, silk hoặc sợi tổng hợp có tính chất mỏng, nhẹ và mềm mại. Organza thường được sử dụng làm váy cưới, váy dạ hội hoặc các trang trí nội thất sang trọng.
Qua bài viết trên Công ty thu mua vải Nam Hải đã giới thiệu về chất vải lụa Organza đang khá thịnh hành trong giới thời trang và nội thất.
Nếu bạn muốn nâng cao hiểu biết về nhiều chất liệu vải trên thế giới hiện nay, tại sao không theo dõi chuyên mục ” tin tức vải ” của Nam Hải mỗi ngày. Chúng tôi luôn cố gắng mang đến khách hàng những thông tin hữu ích nhất về thị trường vải.
Bên cạnh đó, Nam Hải là công ty quy mô toàn quốc, chuyên thu mua vải cây số lượng lớn, hỗ trợ thanh lý vải tồn kho cho các công ty may mặc vải vóc, thu mua phụ liệu may mặc, thời trang, mua vải tồn thanh lý vải tồn kho toàn quốc.
Chi tiết bải viết: Dịch vụ thu mua vải cây giá cao Công ty thu mua vải tồn kho giá tốt
Bài viết liên quan: