Vải Spandex Là Gì? Hiểu Biết Về Chất Vải Spandex

vải spandex là gì
5/5 - (3 bình chọn)

Chất vải Spandex là gì? Vải spandex sản xuất mặt hàng nào? Dường như chất liệu vải spandex không được nhiều người biết đến và tìm hiểu về nó. Nhưng thực chất trong tủ quần áo của mỗi người ai cùng đã từng có cho mình một chiếc quần hay áo làm từ chất vải spandex.

Qua bài viết này Công ty Thu mua vải Nam Hải sẽ giới thiệu về chất vải spandex cũng như quá trình sản xuất và ứng dụng trong may mặc của nó. Hãy cùng tìm hiểu chất vải dường như lạ lẫm nhưng lại quá đỗi quen thuộc với chúng ta.

Vải Spandex Là Gì?

Chất vải Spandex hay Lycra – Elastane là một loại sợi tổng hợp được điều chế từ các dầu mỏ, than đá và các chất phụ gia nhằm mục đích thay thế cho cao su. So với các loại sợi vải may mặc hiện nay, vải spandex có độ co giãn tuyệt vời so với những chất vải khác. Trên thực tế sợi spandex có thể kéo dài gấp 7 – 8 lần kích thước ban đầu của chúng. Theo hoá học, sợi vải spandex là kết hợp của chuỗi dài polyglycol với sợi ngắn diisocyanate.

Chất liệu vải spandex rất phổ biến trong may mặc, trong ngành công nghiệp may mặc chất liệu vải spandex được ứng dụng cho các bộ đồ thể thao và bơi lội. Sở hữu khả năng co giãn vượt trội, vải spandex được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe trong quá trình sản xuất.

Tương tự như những loại vải khác, chất vải spandex cũng có các phân loại và chất liệu khác nhau. Sau đây hãy cùng Nam Hải tìm hiểu chất liệu đó là gì.

1.1 Vải Spandex có những loại nào?

Việc quá lạm dụng sử dụng chất liệu spandex trong may mặc quần áo cũng dẫn tới một vài hậu quả nhất định. Hầu như không có thương hiệu thời trang hay nhà sản xuất nào tạo ra sản phẩm từ 100% chất liệu spandex. Tình đặc thù của chất liệu này khá nóng và khó chịu khi tiếp xúc với da. Bên cạnh đó việc sử dụng chất liệu vải spandex quá nhiếu sẽ có những tác động tới môi trường. Đó là lý do tại sao chất vải spandex luôn được pha (mix) với các chất liệu khác trong quá trình sản xuất.

a) Chất liệu Spandex Cotton

Khi lựa chọn một chất liệu để mix với Spandex – sợi Cotton luôn là lựa chọn ưu thích của các chuyên gia và nhà sản xuất. 

Ưu điểm: Thấm hút mồ hôi, thoáng mát, co giãn tốt, chất vải mềm mỏng nhẹ…

Tỷ lệ pha trộn giữa sợi Cotton và Spandex được thay đổi linh hoạt tuỳ vào mục đích và số lượng cần sử dụng. 

Ứng dụng: sử dụng may áo thun, áo phông, áo sơmi, đồ thể thao, đồ lót đáp ứng nhu cầu co giãn, thấm hút phù hợp để vận động thể thao và hoạt động hàng ngày.

spandex cotton

b) Chất liêu Spandex Polyester

Là sự kết hợp tuyệt vời giữa chất liệu Spandex và chất liệu Polyester, tạo ra sản phẩm chất thun lạnh – một trong những loại vải thun thông dụng nhất thị trường. Chất liệu thun đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng lẫn nhà sản xuất, cung cấp những đặc điểm nổi bật mà chất liệu spandex không có.

Ứng dụng: Sử dụng trong may mặc áo phông, váy đầm, trang phục sang trọng.

chất liệu spandex poly

c) Vải Spandex Len

Sự ra đời của vải Spandex len là một kết hợp tuyệt vời cho những tín đồ thích diện những bộ cánh lộng lẫy vào thời tiết đông lạnh. Nếu những bộ trang phục vải len phục vụ mùa đông được biết tới với sự hạn chế về co giãn và đàn hồi thì chất vải Spandex len đã bù đắp tất cả những hạn chế đó. Chúng vẫn đảm bảo được tính thời trang cổ điển và sự ấm ấp đặc trưng từ các sợi len.

Một số ưu điểm và nhược điểm của chất vải Spandex

Ưu điểm

  • Khả năng đàn hồi vượt trội: Trong quá trình sử dụng chất liệu vải spandex được phát hiện có thể kéo giãn ra chiều dài gấp 5 lần so với kích thước ban đầu của chúng.
  • Chất vải dẻo dai bền bỉ: Được nhà sản xuất và người sử dụng đánh giá cao về khả năng bền bỉ, sau nhiều lần giặt máy chát vải vẫn giữ nguyên được hiện trạng vải
  • Chất liệu mềm – nhẹ – thoáng mát: Chất liệu mềm nhẹ và thoáng mát là do chính khách hàng phàn hồi sau quá trình sử dụng. Dường như mọi sự đồng ý từ khách hàng đều là cảm nhận chân thật nhất.
  • Thân thiện khi sử dụng không kích ứng da: Spandex là chất liệu vải tổng hợp nhưng lại không hề gây kích ứng da như các loại vải tổng hợp khác. Điểm cộng của vải Spandex là có khả năng thích ứng trên da, bảo vệ làn da không kém gì các chất vải từ sợi tự nhiên.

áo thun spandex

Nhược điểm

  • Không có khả năng thấm hút nước: Điểm trừ lớn nhất của chất vải spandex này là khả năng thấm hút của nó không hề tốt như các loại vải cotton hay những loại vải khác. Nếu spandex không được mix với cotton sẽ tạo cảm giác bí bách, nóng nực cho người sử dụng.
  • Tác động xấu tới môi trường: Đây là chất vải tổng hợp và dĩ nhiên không có khả năng tự phân huỷ. Nếu quá lạm dụng chất vải này trong thời gian dài sẽ có ảnh hưởng không hề nhỏ tới môi trường.
  • Tình trạng vải dễ bị xuống cấp ở sau thời gian dài sử dụng: Vải spandex không hề bị xù lông hay giãn vải trong quá trình sử dụng nhưng sẽ bị ố vàng trong chất liệu vải nếu không được bảo quản và vệ sinh đúng cách.
Xem thêm:
Công ty thu mua phụ liệu may mặc giá cao

Quy trình chế tạo chất liệu vải Spandex

Quy trình sản xuất sợi Spandex thường có 3 giai đoạn nhất định, trong 3 giai đoạn chia thành nhiều công đoạn nhỏ lẻ tuỳ thuộc vào người sản xuất. Sau đây hãy cùng Nam Hải tìm hiểu về quy trình sản xuất nhé!

Chuẩn bị nguyên liệu và dung dịch kéo sợi

Khoảng 95% các sợi Spandex được sử dụng trên thế giới hiện nay được tạo ra từ phương pháp kéo sợi khô. Việc đầu tiên là tạo ra sợi prepolymer – là kết quả của Glycol và Monomer Diisocyanate được trộn mới nhau theo đúng tỷ lệ. 

Sau đó bằng phương pháp hoá học và trộn lẫn các nhà khoa học đã tạo ra một dung dịch loãng – dung dịch kéo sợi. Dung dịch này sẽ được bơm vào máy sản xuất sợi tơ.

quy trình tạo ra vải spandex

Quay tạo sợi Spandex

Dung dịch kéo sợi đã thu được ở trên sẽ bơm vào máy kéo sợi để tạo ra sợi Spandex. Khi ra khỏi máy kéo sợi những sợi nhỏ được tập hợp lại với nhau. Lúc này sợi Spandex được ra đời với sự kết hợp của nhiều sợi nhỏ lẻ.

bước tạo sợi vải spandex

Xử lý thành phẩm kiểm tra chất lượng

Các nhà khoa học sử dụng một vài chất hoá học chuyên biệt và kỹ thuật trong nghề để tiến hành xử lý các sợi vải Spandex không đạt yêu cầu. Sau đó những sợi đạt yêu cầu sẽ được dệt thành vải. Kiểm tra chất lượng về độ co giãn, bề mặt vải có bị xù hay không và kích thước của tấm vải, nếu không đạt yêu cầu sẽ bị tiêu huỷ.

tiến hành kiểm tra chất lượng sợi spandex

Trên đây là tổng quan quá trình sản xuất sợi vải Spandex, quy trình sản xuất cụ thể có thể khác nhau theo từng nhà sản xuất và công nghệ họ sử dụng.

Tìm hiểu dịch vụ thu mua vải tồn của của Nam Hải:
Dịch vụ thu mua vải cây giá cao
Công ty thu mua vải tồn kho giá tốt